10 thg 7, 2012

BIỂU TÌNH THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TA


         Biểu tình:
        Tại Hoa Kỳ:
        Hiến pháp (tu chính thứ nhất) đặc biệt cho phép biểu tình hòa bình và tự do tụ tập, như là một biện pháp để thúc đẩy tự do và chống tội ác: "Amendment I: Congress shall make no law ... abridging ... the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances."
        Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, và quyền tự do hội họp và lập hội (một cách ôn hòa) quyền dân sự cơ bản chính đáng theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp quốc mà đa số các quốc gia dân chủ đã công nhận và ký kết. Vì vậy, quyền biểu tình được công nhận trong hiến pháp của các quốc gia. 
          Tại Việt nam:
        Quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp tại điều 69. Hiến pháp năm 1946 chỉ qui định công dân Việt Nam có quyền tự do tổ chức và hội họp. Nhưng từ Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 đều qui định công dân Việt Nam có quyền biểu tình.”- Wikipedia
          Như vậy theo Hiến pháp 1992 công dân Việt Nam có quyền biểu tình.
          Lịch sử biểu tình ở Việt Nam:
        Ngày 19/8/1945 Cộng sản đã phản biểu tình với thế lực đối lập tại Hà Nội và chúng ta đã lật ngược thế cờ tạo điều kiện cho việc thành lập chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cụ Hồ thật tuyệt trong việc giành chính quyền thông qua việc biểu tình của dân.
       Cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950, chính quyền Pháp bắn chết  học sinh Trần Văn Ơn trường Pétrus, cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn. 
       Những cuộc biểu tình của phật tử và nhân dân miền Nam chống chính quyền họ Ngô mà đỉnh cao là ngày 11 tháng 6 năm 1963 Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử để phản đối chính quyền đã là tiền đề cho sự sụp đổ chính quyền họ Ngô.
         Tác dụng của biểu tình ở Việt Nam:
       Lịch sử đã chứng kiến sức mạnh của dân trong biểu tình, sức mạnh ấy đã góp phần làm sụp đổ những chính quyền không vì dân.
       Quan hệ Việt Trung từ cổ đến nay:
       Từ cổ đến trước 1897 đó là xâm lược, cướp, giết, phá hủy nền văn hóa… cống nạp…đầy máu và nước mắt 
       Từ 1897 đến 1945 người Pháp lấn lướt Trung Hoa.
       Từ 1945 đến 1979 tốt đẹp hơn bao giờ, giúp đánh Tây, nhưng cướp quần đảo Hoàng Sa, nên đọc “Sách trắng về quan hệ Việt Trung” thì rõ hơn.
      Từ tháng 2/1979 đến hết năm 1988 lại xâm lược, cướp, giết, thêm cướp  biển, hết quần đảo Hoàng Sa, vài đảo trong quần đảo Trường Sa…
       Sau 1988 đến nay diễn biến như báo đài là: 4 tốt, 16 chữ vàng…có bắt tàu cá, đánh ngư phủ, đòi tiền chuộc, cắt cáp thăm dò thềm lục địa của ta, tàu ngư chính lượn ở quần đảo Trường Sa...vẽ bản đồ chiếm gần hết biển Đông của ta...
       Biểu tình ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI:
        Năm 2011 Trung Quốc bắt tàu cá, đánh ngư phủ, đòi tiền chuộc dân biểu tình chống Trung Quốc, có sự ngăn của nhà nước sợ tổn hại đến đoàn kết Việt Trung.
        Năm 2012 ta vừa có luật biển lập tức Trung Quốc lên tiếng cực lực phản đối Luật Biển Quốc hội Việt Nam thông qua cùng ngày khẳng định chủ quyền Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trên Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Việt Nam, Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam ‘vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc’ tại Biển Đông. Họ lập tức thành lập thành phố Tam Sa, trên lý thuyết được giao quản lý một khu vực được nhiều nước tranh chấp chủ quyền: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), cùng vùng biển xung quanh. Trước đó và nay Trung Quốc có việc bắt tàu cá, đánh ngư dân, cắt cáp thăm dò thềm lục địa của ta…?
       Tháng 7 năm 2012 dân ta biểu tình chống Trung Quốc không hiểu có sự ngăn của nhà nước sợ tổn hại đến đoàn kết Việt Trung?. Nhưng thấy mọi phía ôn hòa hơn?
       Lịch sử đã ghi năm 2011 dân ta biểu tình chống Trung Quốc có sự ngăn của nhà nước sợ tổn hại đến đoàn kết Việt Trung. Một số người biểu thị lòng yêu nước hơi thiếu văn hóa:




có thể lòng họ không vậy? do lòng căm không kiềm chế? Nhiều người nói tôi hèn hơn những người biểu thị lòng yêu nước hơi thiếu văn hóa, tôi thấy đúng quá không dám cãi, tủi... lủi đi đường khác, buồn và thấy nhục.
        Việc thể hiện lòng yêu nước thông qua biểu tình hãy thể hiện có văn hóa: 




để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc tiến bộ, chứ không nên nhằm đích bài Hoa của một số người, qua đó chúng ta thắt chặt tình đoàn kết với dân Trung Quốc tiến bộ cùng toàn nhân loại chống tư tưởng bá quyền, lấn đất, lấn biển, lấn không gian… của thế lực diều hâu đang nắm quyền ở một số quốc gia.
        Những thế lực diều hâu đang nắm quyền ở một số quốc gia mưu đồ bá quyền, lấn đất, lấn biển, lấn không gian...có sợ chúng ta biểu tình?
       Nếu biểu tình thể hiện sức mạnh của dân, sức mạnh ấy đã làm sụp đổ những chính quyền không vì dân, sẽ làm khiếp đảm những thế lực diều hâu đang nắm quyền ở một số quốc gia mưu đồ bá quyền, lấn đất, lấn biển, lấn không gian... thì chúng ta hãy để dân thực hiện quyền biểu tình của họ trên cơ sở Hiến pháp 1992 đã quy định có nên chăng?
Hồ Gươm 8 giờ ngày 8/7/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét